Long đởm thảo – công dụng và tính vị quy kinh

Long đởm thảo

Long đởm thảo chủ trị chữa các chứng thực hóa ở can đởm như mắt đỏ, họng đau, sườn đau, miệng đắng. Chữa kinh giản nhiệt tà do hỏa ở can đởm bốc lên, và trẻ em bị cam tích phát nhiệt. Chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu làm bộ phận sinh dục nóng ngứa.

Long đởm thảo
Vị thuốc Long đởm thảo

Tên dùng trong đơn thuốc: Long đởm thảo.

Tên khác: Long đởm
Tên Latin: Radix Et Rhizoma Gentianae
Tên Pinyin: Longdancao
Tên tiếng Hoa: 龙胆草

Phần cho vào thuốc: Rễ.

Bào chế: Bỏ cuống dùng rễ, thái nhỏ, sao với rượu, hoặc ngâm nước Cam thảo một đêm, gạn nước đi phơi khô 

Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính vị đại hàn. Vào hai kinh can, đởm.

Công dụng: Tả thực hóa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu.[244]

Chủ trị:

  • Chữa các chứng thực hóa ở can đởm như mắt đỏ, họng đau, sườn đau, miệng đắng.
  • Chữa kinh giản nhiệt tà do hỏa ở can đởm bốc lên, và trẻ em bị cam tích phát nhiệt.
  • Chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu làm bộ phận sinh dục nóng ngứa.

Kiêng kỵ: Người bị tỳ vị hư hàn đi ỉa chảy và không có thực hóa thì cấm dùng.

Liều lượng: Tám phân đến một đồng năm phân.

Bài thuốc ví dụ: Bài Long đởm tả can thang (Hòa tễ cục phương) chữa sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, gân suy nhược (bệnh do can khí nhiệt, can âm hao tổn, hoặc thận tinh hao tốn quá nhiều làm cho gân và cân mạc mất nguồn bồi dưỡng. N.D.) vùng hạ bộ luôn bị ướt, nóng ngứa, bộ phận sinh dục sưng, bạch trọc, đái ra máu. 

Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Sinh địa, Cam thảo, mười vị trên cho nước vào sắc lên uống.

Tham khảo: Nước Long đởm đắng như nước mật, tính vị rất đẳng, đại hàn, dùng nhiều hại dạ dầy, vả lại khó uống, phải cho thêm chút ít Cam thảo để làm dịu giảm vị đắng. Long đởm thảo tẩm với rượu thì đi lên, đi ra ngoài (phần cơ biểu). Lấy Sài hồ làm chủ, Long đởm thảo làm sứ, là thuốc cần dùng chữa bệnh mắt.

0362.027.115